Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Cách lựa đàn guitar khi đi mua

Guitar, cũng giống như xe máy hay những niềm đam mê khác, có thể tạo ra sự lôi cuốn và say mê kì lạ ngay cả với những người mua đầy lý trí và kinh nghiệm. Là một người vừa bắt đầu chơi, không có nhiều khái niệm về đủ các nhãn hiệu và chủng loại trong cửa hàng, bạn rất dễ dàng bị lôi vào những sai lầm tai hại. Trong phần sau đây sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên tương đối để tránh phải "hố nặng" khi mua cây đlàn đầu tiên của mình. Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar, đi cùng bạn bè có kinh nghiệm, hoặc hỏi han về cách chọn đàn trước khi thực sự đi mua. Đừng bao giờ đi chọn đàn trong sự vội vã hay vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ, khi mà các cửa hàng thường đông đúc, tấp nập và ồn ào nhất

Kích thước của 1 cây đàn guitar classic



I - Guitar cổ điển (classic)

- Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vào thùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).
- Thùng đàn thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm - tính từ mặt phẳng tạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)
- Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm, ấm.

II - Guitar đệm hát (acoustic)

- Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ở thùng đàn.
- Tiếng đàn guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang, phù hợp với đệm hát.

III - Cách chọn đàn

1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên phù hợp với Việt Nam.

2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood).

3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không tốt.

4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm và tốt.

5. Cần đàn bằng gồ mun

6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào

7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không

8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không.

9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không.

10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất.

11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm.

12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe.


13. Nhìn bề ngoài thấy đàn có lớp vecni đẹp, bắt mắt (chỉ tiêu hàng đầu roài , nếu hẹp quá thì dây đàn dễ bị trượt ra ngoài cần đàn khi chơi.

14. Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếu dây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác để tiếp tục

15. Phím đàn :Các phím làm bằng inoc, khoảng cách giữa các phím là việc của nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốt dây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vất vả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra hay thụt vào đều không được

16. Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng (khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc cao nên nếu đã lỡ mua đàn rồi)


(Sưu tầm: internet)


Bài viết trên là do mình tình cờ đọc trên internet, thấy cũng có nhiều thông tin bổ ích nên lưu lại blog để lâu lâu lôi ra đọc lại khi cần thiết. Trước đây mình cũng từng mua nhầm đàn, những ngày đầu mới tập tành đi mua đàn không biết lựa nên cũng bị hớ, vậy nên mình cũng không muốn ai khác cũng gặp phải cảnh tương tự giống mình ^^.

Riêng về kinh nghiệm bản thân, trước khi mua đàn thì bạn phải quyết định mình theo đuổi dòng nhạc nào, classic hay modern, tay bạn phù hợp với loại đàn nào, bạn thích kiểu âm thanh nào hơn (dây nylon hay dây sắt vì mỗi thứ đều có thế mạnh riêng của nó). Khi đã quyết định theo thể loại nhạc nào, bạn đến tiệm đàn và bắt đầu thử đàn. Cái quan trọng của cây đàn là âm thanh, dây đàn không được quá căng (bấm cứng) hay quá lỏng (mềm), độ ngân tốt, cao độ của các nốt phải đúng (nếu các bạn có thiết bị đo nốt nhạc) thì nên mang theo, đàn chất lượng càng tốt thì cao độ của các nốt càng chuẩn (đàn chất lượng kém thông thường âm thanh chỉ đúng ở dây buông, hoặc vài khuông đầu, khi lên các khuông cao hơn thường cao độ sẽ bị sai lệch ít nhiều). Âm thanh nghe có "bự" hay không cũng rất quan trọng, cái này bạn cứ thử cây nào mắc mắc ở đó so sánh với cây bạn muốn mua là sẽ thấy sự khác biệt ngay, đừng nên lựa giá quanh quẩn mức giá mà bạn muốn mua, vì chất lượng thực sự cũng không khác nhau nhiều lắm.

Ngoài ra bạn cũng cần phải quan tâm một số đặc điểm kỹ thuật khác như khóa đàn (bộ phận chỉnh dây đàn) có dễ vặn không, dây đàn cách mặt đàn xa không, dây đàn là loại gì, ngựa đàn làm bằng gì, hoa văn trang trí trên cây đàn, chất liệu sơn,...). Về chất liệu gỗ, do đặc tính của ván ép rất nhẹ, nên khi bạn cầm cây đàn lên là có thể biết được chất liệu gỗ là gì. 

Tóm lại, thứ nhất bạn nên xác định rõ thể loại bạn muốn theo đuổi. Thứ hai, bạn nên tập trung vào âm thanh của cây đàn (cao độ, độ ngân, độ lớn, độ căng cứng của cây đàn...). Thứ ba, chất liệu gỗ và vẻ ngoài của cây đàn xem bạn có thích không :).

3 nhận xét:

  1. Xin giới thiệu đến bạn trang video Guitar đệm

    Trả lờiXóa
  2. Những thông tin rất bổ ích cho người chưa có nhiều kiến thức về đàn. Tìm hiểu thêm tại: mua bán đàn guitar giá rẻ

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết đã giúp mình biết được thêm thông tin về cách chọn một cây đàn guitar không quá khó. Mình sẽ chọn mua ngay một cây đàn guitar giá rẻ để tập luyên ngay hôm nay!

    Trả lờiXóa