Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012


DẠY KÈM GUITAR ĐỆM HÁT - UKULELE TẠI NHÀ
Hot line: 
Khu vực Quận 7: 0914.616.974 (thầy Việt)
Khu vực Tân Phú: 01268.750.441 (thầy Đoàn)
Khu vực Gò Vấp: 0982.450.728 (thầy Khánh)

Địa điểm mới: 683 Âu Cơ, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh

Cách viết intro một bài hát

Một điều mà bất kỳ ai khi chơi guitar đệm hát đều mong muốn đó là có thể tự mình điền được intro cho bài hát mà mình yêu thích. Tuy nhiên, dường như điền intro vẫn là một trở ngại lớn với các bạn tập guitar. Trước đây, mình cũng từng gặp tình huống như vậy, chỉ biết nhìn hợp âm, đánh theo mà chẳng hiểu gì hết, rồi khi nắm được hợp âm thì cũng ko biết tự điền intro, gặp "ca sỹ" là ..."bạn hát đi, hát rồi mình đánh theo, mà hát tông này nha, hehe". Thực ra, viết intro cho một bài hát không khó, chỉ cần bạn nắm được một số quy tắc cơ bản là đã có thể tự mình làm một đoạn intro đơn giản.

Một đoạn intro thông thường gồm 2 phần là lead (chạy nốt đơn lẻ) và accord (nhạc đệm, hợp âm), nhiệm vụ của bạn là phải kết hợp 2 phần ấy lại với nhau. Nói đơn giản là bạn đánh các nốt đơn giai điệu của bài hát, sau đó bạn đánh hợp âm của bài hát, cuối cùng là bạn kết hợp 2 phần ấy lại với nhau. Chung quy lại bạn sẽ có một đoạn intro đơn giản, cho bất kỳ bài hát nào mà bạn mong muốn. Để kết hợp được thì bạn phải chú ý đến các nốt, hợp âm ở vị trí phách mạnh, các vị trí trùng nhau thì đánh cùng lúc, thay vì 2 đàn thì giờ bạn đánh trên một cây đàn mà thôi.

Khi đã thông thạo các đoạn intro cơ bản, bạn có thể học thêm một số đoạn âm giai, hợp âm nâng cao để tăng sự đa dạng và biến hóa cho đoạn intro của bài hát, chắc chắn bạn sẽ làm bài hát sau đó trở nên "chất" và "màu" hơn hẳn ^^. Bây giờ phần còn lại là phần thực hành của bạn mà thôi, chỉ cần kiên trì là chắc chắn sẽ làm được ^^.

Khởi động - luyện ngón


Bài tập luyện ngón 4

Tập bài tập 1,2,3,4 đối với tay trái
E----------------------------------------------------------------------------------------------------
B----------------------------------------------------------------------------------------------------
G----------------------------------------------------------------------------------------------------
D----------------------------------------------------------------------------------------------------
A----------------------------------------------------------------------------------------------------
E----1--2--3--4------------------------------------------------------------------------------------------

Kết hợp với việc nhấn phách mạnh theo nhịp 3/4:
Tay phải tập tương tự như các bài khác.

Khởi động - luyện ngón (P3)

Bài tập luyện ngón 3


Ngoài các thế bấm như 2 bài trước, có thể tập các thế bấm sau đối với tay trái, tay phải tập tương tự như 2 bài trước:

E-----------------------------------------------------4-2-3-1--------------------------------------------
B-------------------------------------------2-4-1-3-----------1-3-2-4----------------------------------
G------------------------------------3-5-7------------------------------1-4-2-3-------------------------
D--------------------------4-2-3-1------------------------------------------------4-1-3-2---------------
A---------------3 -4-1-2----------------------------------------------------------------------------------
E---2-3-4-1----------------------------------------------------------------------------------------------

Nói chung, các hoán chuyển các ngón tay trái sẽ tạo thành 24 bài tập khác nhau.
Tay phải tập tương tự như các bài tập trước.

Khởi động - luyện ngón (P2)

Bài tập luyện ngón 2

a) Tay trái sử dụng ngón 1, 2 đi bộ trên 6 dây như sau:
E-----------------------------------------------------1---2--------------------------------------------
B-------------------------------------------1----2------------1--2--------------------------------------
G----------------------------------1----2----------------------------1--2--------------------------------
D-------------------------1----2--------------------------------------------1---2------------------------
A----------------1---2-------------------------------------------------------------1---2----------------
E------1---2-------------------------------------------------------------------------------1--2----------

b) Tay trái sử dụng ngón 2,3 đi bộ trên 6 dây như sau:

E-----------------------------------2--3---------------------------------------------------------------
B----------------------------2--3---------2---3----------------------------------------------------------
G----------------------2--3-----------------------2--3---------------------------------------------------
D---------------2--3-------------------------------------2--3--------------------------------------------
A---------2--3--------------------------------------------------2--3-------------------------------------
E---2--3----------------------------------------------------------------2--3-----------------------------

c) Tay trái sử dụng ngón 3, 4 đi bộ trên 6 dây như sau:

E-------------------------------------3--4-------------------------------------------------------------
B------------------------------3--4--------3--4----------------------------------------------------------
G-----------------------3--4---------------------3--4----------------------------------------------------
D---------------3---4----------------------------------3--4----------------------------------------------
A---------3-4------------------------------------------------3--4----------------------------------------
E---3--4------------------------------------------------------------3--4---------------------------------

Bàn tay phải sử dụng như sau:
- Ngón cái P trên 6 dây
- Ngón cái P trên dây 4,5,6; ngón i dây 3; ngón m dây 2; ngón a dây 1
- Luân phiên từng cặp ngón đi bộ "i,m", "m,a", "i,a"
Yêu cầu:
- Đều
- Rõ nốt
- Chú ý tập cặp ngón tay trái 3,4 vì 2 ngón này thường yếu và kém linh hoạt.

Khởi động - luyện ngón (P1)

Bài luyện ngón 1

Thông thường, khi mới bắt đầu tập đàn các ngón tay của bạn thường không linh hoạt, hoặc lực các ngón tay còn yếu, không "khỏe" như nhau. Các ngón tay không đủ lực sẽ gây trở ngại cho các bạn trong việc hoán chuyển các ngón tay giữa các phím đàn, tay nhanh mỏi, tốc độ chậm,... Vì vậy, các bài tập cơ bản để làm quen và tập lực cho ngón tay khi mới bắt đầu tập đàn rất quan trọng. Dưới đây là bài tập cơ bản đầu tiên:


Các ngón tay trái luân chuyển liên tục trên các dây đàn, tay phải điều khiển như sau:
- Ngón P trên 6 dây
- Ngón p dây 4,5,6; ngón i dây 3; ngón m dây 2; ngón a dây 1
- Tập "đi bộ" từng cặp "i,m", "m,a","i,a"
Yêu cầu:
- Đánh đều
- Các nốt rõ tiếng, không bị tịt, rè
- Đánh liên tục 15p mà tay không mỏi

Giới thiệu guitar đệm hát, hài quá :))

Đệm hát, nó là một điều không hề đơn giản như nhiều người từng nghĩ. Và nếu là đệm để tán tỉnh một ả nào đó thì lại là cả một nghệ thuật. Nên nhớ là trong một cuộc phỏng vấn xét nghiệm tâm lý mới đây nhất, với câu hỏi: Người đàn ông lý tưởng của bạn là gì, 70% các cô thiếu nữ xinh đẹp được hỏi đã nói là: Một người biết chơi Guitar… 

Ấy, không hiểu sao các chị em rất nhạy cảm với cái tiếng đàn Guitar, nó quyến rũ lắm, nó ma quái lắm… một thằng đàn ông mà có thêm được cây guitar bên cạnh thì phải tăng thêm 10 thành công lực. Cũng phải thôi, chịu làm sao thấu khi vào một buổi chiều vắng lặng, ở cửa sổ nhà bên cạnh văng vẳng lên một tiếng rỉa guitar và một tiếng ca nhè nhẹ, ấm áp. Đến đá cũng phải mềm ra ấy chứ… Và trong một buổi picnic, khi thằng này thằng nọ thi nhau khoe hàng: Điện thoại anh cực xịn… bố anh vừa đi nước ngoài về… anh vừa đăng ký mãi mới xong cái con Dylan..v..v, thì chàng trai chỉ việc ngồi một góc, yên lặng và.. rỉa guitar – tóc xoã rủ cần đàn, mắt nhìn ra xa xăm, miệng thì thào êm ái... Đảm bảo hàng tá chị em cứ nhấp nhổm ngồi không yên… có lẽ chỉ trừ mấy con tóc vàng hoe, đầu đ’o có óc, tai đ’o có màng nhĩ mới có thể thờ ơ mà thôi… 

Nhưng cũng như tôi đã nói, để đạt được tới cái bản lĩnh thâm hậu đến nỗi tất thảy chị em đều cảm thấy rạo rực theo từng tiếng đàn của mình, quên ăn quên ngủ, chỉ muốn kêu lên theo cùng tiếng đàn… thì cái sự luyện tập không phải chỉ là ngày một ngày hai... 

Khi bạn định đệm đàn cho một cô ả nào đó hát, thì điều đầu tiên là bạn cần quan tâm đến, đó là xác định được gam chủ đạo của bài hát ấy. Sẽ có ba trường hợp chính xảy ra. 

Trường hợp thứ nhất là cô ả ấy có biết đôi chút về âm nhạc, và nói trước với bạn là: “Em chỉ hát ở giọng La thứ thôi, ứ hát được giọng khác đâu…” Ờ, thế thì tốt rồi, cần đ’o gì phải đắn đo nữa, cứ hợp âm chủ đấy mà táng. 

Trường hợp thứ hai là “… em đeck biết đâu, anh cứ dạo đi rồi em nhẩy vào…” Trường hợp này cũng đơn giản thôi, cứ chọn một gam tương đối và quen tay nhất mà dạo đi dạo lại theo vòng gam rồi chờ con bé nó nhấy vào hát… 

Trường hợp thứ ba phát sinh sau trường hợp thứ hai. Ấy là khi bạn dạo lấy dạo để đúng mấy vòng gam quen thuộc rồi thì con bé ấy lại nhẩy vào rống lên một câu lạc mẹ nó sang gam khác… 

Đấy, cái cần bàn chính là ở đây, ở trường hợp thứ ba này. Như vậy, chỉ còn cách cho nó hát trước, rồi mình hùng hục tìm gam để đệm sau. Vậy mới phát sinh ra chuyện DÒ TÌM GAM như thế nào? Và sẽ tìm gam nào trước? Phân biệt gam Trưởng; Thứ ra sao… sau đó thì sẽ chuyển từ gam này sang gam khác kiểu gì, bao giờ thì chuyển? Dựa vào đâu thì chuyển… 

Ta sẽ bàn đến cụ thể từng vấn đề trên sau, nhưng bây giờ trước tiên, ta nên bàn đến khái niệm gam và tổ hợp gam, sau đó sẽ có cách để DÒ TÌM GAM (Nên nhớ là tớ chỉ nói nôm na cho thật dễ hiểu – còn bố nào muốn khoe nhạc lý thì ra chỗ khác tranh luận sau nhé): 
Gam nhạc là khái niệm về một tổ hợp các nốt nhạc được đặt cùng nhau (nói thế cho ngắn gọn) 
Bạn đã biết âm nhạc gồm 7 nốt chính: Đồ rê mi fa sol la si đô. Ngoài ra, còn có các nốt thăng giáng của từng nốt nhạc. 
Và khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. (còn vì sao lại thế thì sẽ nói sau) 
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn… (đơn giản thôi mà) Vậy là lại phát sinh ra một yếu tố: GAM NÀO THÌ CÓ NHỮNG NỐT GÌ 

Lại nói một chút đến các nhạc phẩm Việt Nam... có một điều không thể phủ nhận là các tác phẩm của Việt Nam ta hầu như đều thuộc dạng giai điệu đơn giản. Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 3 gam cơ bản là có thể đệm được hàng đống bài. (ta không bàn đến chuyện hay-dở ở đây) mà điều chủ yếu là hầu hết những tác phẩm nhạc Việt vẫn quẩn quanh ở vòng gam cơ bản (1): 1- 6 - 8 (và theo quy luật: 1thứ - 6 thứ - 8 trưởng) 

Nào, ta hãy đi vào lý thuyết một chút: 
Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. ( Viết theo ký hiệu nhạc lý: C, D, E, F, G, A, H) Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố (1 quãng 8 ) ta có đến 12 nốt:
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.
Dựa theo cái vòng hoà âm cơ bản (1): 1-6-8, ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H.

Chỉ cần nắm chắc cái hoà âm cơ bản (1) kia, bạn có thể chơi được rất nhiều nhạc phẩm của Việt Nam... Và dĩ nhiên là cũng có thể dùng thêm nhiều hợp âm khác nữa đi kèm, nhưng dẫu sao điều tôi muốn nói đến đó là 3 hợp âm chính, cột sống trong một tác phẩm là như vậy...

Ví dụ cụ thể:
Cát bụi:
Hạt bụi (Am)nào hoá kiếp thân tôi, để một (Dm)mai tôi về làm cát (Am)bụi, (E)ôi cát bụi tuyệt (Dm)vời, mặt trời (E)soi một kiếp rong (E)chơi...

Tóc gió thôi bay:
Chiều (Am)mưa có một (Dm)người con gái nhớ (Am)quê xa vời (E)vợi, dòng (Dm)sông giấc mơ (Am)xưa một thời thiếu (F)nữ buồn (E)trôi, tuổi (C)thơ xưa đã (Dm)xa, người xưa xa cách (Am)xa, còn (Dm)đâu bóng quê (Am)nhà trong chiều xa (E)vắng, thuyền (C)xưa xuôi (Dm)dòng, người (F)xưa đã có (Am)chồng, buồn (Dm)vui những tháng năm bên người yêu (F)dấu, tóc gió thôi (E)bay, như ngày (Am)xưa..
(Ở bài Tóc gió thôi bay này, có thêm 2 gam phụ là Đô trưởng (C), và Fa trưởng (F))

Chắc các bạn nhận ra một điều là hầu như mở đầu, sau gam chủ đạo đều là gam 6... và trước khi kết về gam chủ đạo, cũng đều là gam 8... bạn nghĩ gì về điều này???

(ST)

Lên dây đàn Guitar


Thấy nhiều người có nhu cầu lên dây mà không biết lên nên lập topic này. Về cơ bản phần mềm này khá hữu dụng cho newbie. Chứ những người chơi lâu thì có thể lên dây theo ý thích để chơi theo từng bài
đầu tiên vào đây: http://www.aptuner.com/cgi-bin/aptuner/apmain.html để tải AP tuner về.





Sau đó chạy ApTunerInstall308.exe như cài các phần mềm bình thường. (cái này chắc ai cũng biết )
Bây giờ chạy phần mềm. Mặc định sẽ không có icon trên desktop nên phải vào ( cái này cũng là mặc định của nó ,tùy lúc bạn cài đặt ) : computer/:C/program file/APtuner/Aptuner308/tuner.
Chạy Tuner lên ( có biểu tượng là máy đo, còn đo gì thì ko biết )
Tiếp chọn Use Without Registering như trong hình





Thế là xong phần cài đặt. Lần sau bật lên thì cứ làm như thế nhé ( quá đơn giản )
Giờ là phần chính đây






Có cách nhớ các dây là E4(dây bé nhất) - B3 - G3 - D3 - A2 - E2(dây to nhất) hay còn gọi đơn giản là Ép Bạn Gái Đi Ăn Ếch.(hay gì nữa thì tùy )
Đầu tiên chỉnh dây to nhất là dây E2. Đánh dây E2 để kiểm tra so với mốc E2 đã cho sẵn. Nếu vạch xanh trùng với mốc E2 thì là chuẩn.






Các dây khác làm tương tự.Anh chị em có thể tham khảo thêm tại topic
http://guitarpro.vn/showthread.php?t=5908 để lên dây trên mobile. Cách làm trên mobile cũng tương tự như thế



(ST)

Tư thế đàn guitar modern ^^

Tư thế đàn guitar modern có phần thoải mái hơn ^^.

Tư thế đàn guitar classic

Ngồi sát mép ghế và ghế hơi xoay sao cho mép ghế bên phải hơi lùi ra phía sau để chân phải được thoải mái khi dang rộng .Không nên dùng ghế sa lông có đệm dày dễ bị tê chân khi ngồi lâu. Nên dùng nghế cứng hoặc nếu có điều kiện dùng nghế chuyên dụng để chơi đàn (có lớp đệm mỏng và điểu chỉnh được độ cao) thì tuyệt vời nhất. Lưng thẳng đứng.Tư thế ngồi này không chỉ áp dụng cho việc tập đàn mà còn dùng cho tất cả các việc khác cần ngồi lâu. Tư thế ngồi này bảo vệ cột sống và đảm bảo máu lưu thông tốt ở phần chân nên không bị tê chân khi ngồi lâu.

b/ Chân phải dang rộng, chân trái đặt lên kê chân (Eng:footrests - loại chuyên dùng có thể điều chỉnh được độ cao) và hướng thẳng ra phía trước. Đặt đàn lên đùi trái sao cho phần eo đàn ôm khít vào đùi và mặt đàn sẽ nghiêng một chút so với phương thẳng đứng nên mắt có thể nhìn rõ được cả 6 dây. Như vậy, đàn sẽ được cố định bởi 3 điểm: đùi trái , đùi phải và cẳng tay phải đặt trên thân đàn.


c/ Nữ giới có thể vắt chân phải qua đùi trái rồi đặt lên kê chân. Đàn đặt lên đùi phải.


d/ Đỉnh của phần cong nhỏ của thân đàn trùng vào giữa ngực.


e/ Phần đầu cần cao ngang tầm mắt, tối thiểu phải cao ngang vai. Có thể xác định cụ thể độ cao của đầu cần bằng cách khi quay đầu sang trái thì mắt sẽ nhìn thấy cái khóa đàn ở giữa (khóa dây 5). Độ cao của đầu cần phụ thuộc vào độ cao của kê chân và nó có ảnh hưởng quan trọng đến tư thế đúng của tay trái.

2. Tập nhạc nhẹ (đệm ) có thể ôm đàn thoải mái hơn: kê lên đùi phải và 2 chân tự do miễn là đàn được giữ chắc chắn và mắt kiểm soát được 6 dây.Nhưng mới người mới học cũng nên ngồi theo tư thế tập cổ điển vì tư thế đó thuận lợi nhất cho hoạt động của hai tay.




(ST)

Tầm quan trọng của móng tay (tay phải)

Classical Guitar wallpaper from Guitar Wallpapers wallpapers
ĐÀN PHÁT ÂM THANH
Bàn tay phải tạo ra âm thanh. Mặc dù chất lượng của âm thanh thì được quyêt định bởi cả hai tay, kiểu âm thanh và cường độ thì lại do bàn tay phải quyết định.
Có bảy yếu tố tạo thành âm thanh:
1. Chiều dài móng và dạng móng.
2. Kiểu đánh: đánh ép hay đánh móc.
3. Vị thế của bàn tay và góc độ của ngón tay với dây.
4. Đầu ngón và móng tay tiếp cận dây như thế nào.
5. Đầu ngón và móng được chuẩn bị trên dây như thế nào.
6. Sức ép của ngón tay trên dây.
7. Cách đầu ngón và móng tay rời khỏi dây.
Những yếu tố này ảnh hưởng tương quan lẫn nhau. Cái này sẽ quyết định cái nọ như thế nào. Thí dụ, việc lựa chọn ép dây hay móc dây sẽ quyết định vị thế bàn tay, và do vậy đến góc độ của ngón tay với dây. Tương tự, nó cũng sẽ quyết định đến việc ngón tay tiếp cận dây như thế nào tư thế chuẩn bị ở trên dây ra sao. Tất cả các điều này sẽ quyết định đến sức đánh và cách buông dây. Chiều dài và dạng
móng sẽ góp phần giúp bạn dùng các dạng đánh khác nhau để diễn cảm.
CHIỀU DÀI VÀ DẠNG MÓNG
Nếu ngón tay quá dài, đầu ngón và móng đánh vào dây sẽ vướng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và sự trôi chảy.Điều này do bởi lực cản gia tăng gấp bội. Hình dáng móng xấu cũng có thể tạo ra những lực cản trên dây diễn ra ngoài ý muốn và do vậy tạo ra những âm thanh chát chúa. Móng tay giúp chúng ta kiểm soát và sử dụng dây dể tạo ra cường độ và âm thanh. Do vây điều quan trọng là phải biết dưỡng va giữ móng như thế nào để dễ đàn và tạo ra âm thanh tốt.
Chiều dài móngĐể đo chiều dài móng, đặt ngón tay theo chiều ngang và rồi đặt một cái giũa đối với móng ở góc độ thẳng góc. Nếu móng và thịt đụng cái giũa cùng một lúc thì đó là chiều dài móng tôt Nếu phải nghiêng cái giũa về phía trước hay phía sau khi đo móng thì có nghĩa là móng đã quá dài hay quá ngắn.
Kiểu móng tay
Các kiểu móng tay này tượng trưng cho bốn dạng cơ bản: cong, dẹp, hình móc cong úp xuống và cong ngược lên. Trong khi cong là lý tưởng thì ba kiểu còn lại thường gặp nhất.
Tạo dáng móng (giũa móng)
Luôn luôn sử dụng cái giũa, chứ không phải đồ cắt móng tay, để tạo dáng móng cho bàn tay phải. Dùng đồ cắt móng tay để cắt sẽ làm cho móng có khía lởm chởm, cho dù bạn có dùng giấy nhám để giũa đi chăng nữa.
Luôn luôn giũa móng với đầu ngón tay để đối diện bạn. Đặt cái giũa dưới móng tay theo một góc độ nhỏ (để móng tay xuống măt giữa). Điều này sẽ giúp bạn quan sát cạnh móng tốt.
Theo cách đúng thì cái giũa sẽ đụng cạnh móng bằng ngang theo chiều rông của móng và được đặt một cách vững chắc. Nếu dạng móng quá tròn, bạn sẽ ghi nhận một sự chuyển động đu đưa khi các ngón giũa di chuyển vòng quanh cạnh móng.
Đây chỉ là những gợi ý về cách tạo dáng móng. Có những cách khác nhau dành cho bốn kiểu móng đã thảo luận trong bài này. Mặc dù tôi đã nêu ra các kiểu móng và những cách tạo thích ứng nhưng tự thí nghiệm vẩn đáng được khuyến khích. Chỉ có bạn mới biết cái gì thích hợp cho mình.

Cách đánh k1 300x154 Học Guitar – Cách để móng khi chơi đàn Guitar (Phần 2)
Cách đánh j1 300x150 Học Guitar – Cách để móng khi chơi đàn Guitar (Phần 2)
Hình - Một số dạng móng tay cơ  bản
Góc độ và cách đặt ngón
Để đạt được một âm thanh tốt, chúng ta nên chú ý đến góc độ của đầu ngón tay đặt trên dây. Lưu ý rằng khi ngón tay được đặt trên dây, chỉ có phần thịt là chạm dây. Phần móng chỉ chạm dây khi nào đàn.
Khi một ngón tay đánh thẳng vào trong lòng bàn tay, nó thực tế đang di chuyển trên một phần mặt dây (khi dây sử dụng móng tay như là một “dốc”) mà giúp tăng cường âm thanh. Tuy nhiên, góc độ này cũng tạo ra tiếng đàn xoèn xoẹt nơi phần các dây trần và do vậy cần phải được chỉnh thành góc độ thẳng hơn khi chơi các dây số bốn, năm và số sáu…

Cách bảo quản đàn

Đối với những người yêu và mê ukulele (cũng như guitar hay các loại nhạc cụ có dây khác) thì ukulele không chỉ là nhạc cụ mà nó còn như 1 người bạn, 1 người yêu, có nhiều người cũng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua cây đàn tốt, do đó không những chơi giỏi đàn mà các bạn cũng cần biết cách bảo quản đàn sao cho đúng để giữ gìn đàn được lâu cả về hình thức và chất lượng âm thanh. Bài viết sau sẽ cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thể bảo dưỡng cây đàn của mình:

1. Điều kiện khí hậu: Những cây đàn tốt đều được làm bằng gỗ nguyên tấm (Solid), gỗ lại rất dễ có những biến đổi vật lý khi khí hậu thay đổi, nhất là về nhiệt độ và độ ẩm. Đối với đàn guitar, ukulele, độ ẩm thích hợp dao động quanh khoảng 60% (tuy nhiên cần lưu ý tới khí hậu nơi sinh ra nó).
Với những vùng có độ ẩm cao, nên để vào trong hộp đàn những gói hút ẩm, hoặc để đàn trong phòng có độ ẩm thích hợp (có điều hòa). Những cây guitar, ukulele nào bị rơi vào điều kiện ẩm hơn bình thường, nó sẽ biến dạng(cong cần nhẹ…), nhưng khi đưa nó về điều kiện tốt nó sẽ trở lại bình thường. Còn những cây nào bị rơi vào điều kiện quá ẩm, những biến dạng nặng nề(cong cần nặng…) sẽ không thể hồi phục được nữa.
Với những vùng khô (như châu Âu, Mỹ), phải thiết kế thêm mấy cái máy phun nước tăng độ ẩm ở chỗ để đàn. Một điều cần chú ý, nên mua một cái máy đo độ ẩm.
Nhiệt độ cao quá cũng không tốt cho đàn, ở nhiệt độ khoảng 50 độ C, chất keo dính ở đàn bắt đầu bị chảy, do đó ko nên để đàn ở những nới quá nóng như gần bếp lửa, lò sưởi, hay để ngoài trời. 
2.Thay dây: Nên thay từng dây một, tránh tháo hết dây ra rồi mới lắp cả vào. Tuyệt đối cấm kị việc cắt dây đàn, vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột. Chú ý lúc thay dây không làm xước mặt đàn.
Đàn khi dùng thường xuyên thì tầm 1 tháng là nên thay dây 1 lần để đảm bảo độ chuẩn về chất lượng âm thanh, dây đàn quá cũ hoặc xuống cấp rất ảnh hưởng tới âm thanh và thường gây tiếng rè rè khó chịu.
3.Lớp sơn đàn (Gloss đánh bóng): Gloss đánh bong đàn rất đẹp, và có lợi cho âm thanh thoát ra nhưng có nhược điểm là rất yếu và dễ xước. Chỉ cần một vật cứng nhỏ cũng có thể làm hỏng lớp gloss này. Cần chú ý là vào những hôm trời nóng, lớp vecni sẽ rất giòn và dễ vỡ. Chúng ta cũng có thể thường xuyên lau mặt đàn bằng dầu chuyên dụng để bảo vệ mặt đàn và luôn giữ cho mặt đàn được bóng đẹp.
4. Bảo dưỡng cần và phím đàn: 1 năm nên lau cần phím đàn từ 2 hoặc 3 lần (dùng dầu chuyên dụng, hoặc không có điều kiện thì giỏ vài giọt nước lau). Có thể tận dụng những lúc thay dây để lau qua, nhưng nhớ không được tháo hết 6 dây ra lau.
5. Về vấn đề tay phải và trái khi đánh đàn: Tay phải nên tránh chạm vào mặt đàn, nếu kĩ thuật dùng đến thì nên dán một lớp bảo vệ. Tay trái không được để móng vì chỉ cần để một chút móng, lâu ngày cần phím sẽ bị xước, ảnh hưởng nặng nề đến cảm giác tay trái.
6. Các vấn đề quan trọng khác: Khi chơi đàn xong thì phải cất vào hộp ngay, không nên để ngoài. Có những người xót đàn không bao giờ dám lấy ra, cũng không được, đàn không được chơi thường xuyên thì sẽ xuống cấp, nếu không đến mức bị biến dạng vật lý thì tiếng đàn cũng sẽ kém đi rất nhiều.
.

(ST)

Cách lựa đàn guitar khi đi mua

Guitar, cũng giống như xe máy hay những niềm đam mê khác, có thể tạo ra sự lôi cuốn và say mê kì lạ ngay cả với những người mua đầy lý trí và kinh nghiệm. Là một người vừa bắt đầu chơi, không có nhiều khái niệm về đủ các nhãn hiệu và chủng loại trong cửa hàng, bạn rất dễ dàng bị lôi vào những sai lầm tai hại. Trong phần sau đây sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên tương đối để tránh phải "hố nặng" khi mua cây đlàn đầu tiên của mình. Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar, đi cùng bạn bè có kinh nghiệm, hoặc hỏi han về cách chọn đàn trước khi thực sự đi mua. Đừng bao giờ đi chọn đàn trong sự vội vã hay vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ, khi mà các cửa hàng thường đông đúc, tấp nập và ồn ào nhất

Kích thước của 1 cây đàn guitar classic



I - Guitar cổ điển (classic)

- Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vào thùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).
- Thùng đàn thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm - tính từ mặt phẳng tạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)
- Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm, ấm.

II - Guitar đệm hát (acoustic)

- Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ở thùng đàn.
- Tiếng đàn guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang, phù hợp với đệm hát.

III - Cách chọn đàn

1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên phù hợp với Việt Nam.

2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood).

3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không tốt.

4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm và tốt.

5. Cần đàn bằng gồ mun

6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào

7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không

8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không.

9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không.

10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất.

11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm.

12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe.


13. Nhìn bề ngoài thấy đàn có lớp vecni đẹp, bắt mắt (chỉ tiêu hàng đầu roài , nếu hẹp quá thì dây đàn dễ bị trượt ra ngoài cần đàn khi chơi.

14. Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếu dây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác để tiếp tục

15. Phím đàn :Các phím làm bằng inoc, khoảng cách giữa các phím là việc của nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốt dây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vất vả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra hay thụt vào đều không được

16. Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng (khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc cao nên nếu đã lỡ mua đàn rồi)


(Sưu tầm: internet)


Bài viết trên là do mình tình cờ đọc trên internet, thấy cũng có nhiều thông tin bổ ích nên lưu lại blog để lâu lâu lôi ra đọc lại khi cần thiết. Trước đây mình cũng từng mua nhầm đàn, những ngày đầu mới tập tành đi mua đàn không biết lựa nên cũng bị hớ, vậy nên mình cũng không muốn ai khác cũng gặp phải cảnh tương tự giống mình ^^.

Riêng về kinh nghiệm bản thân, trước khi mua đàn thì bạn phải quyết định mình theo đuổi dòng nhạc nào, classic hay modern, tay bạn phù hợp với loại đàn nào, bạn thích kiểu âm thanh nào hơn (dây nylon hay dây sắt vì mỗi thứ đều có thế mạnh riêng của nó). Khi đã quyết định theo thể loại nhạc nào, bạn đến tiệm đàn và bắt đầu thử đàn. Cái quan trọng của cây đàn là âm thanh, dây đàn không được quá căng (bấm cứng) hay quá lỏng (mềm), độ ngân tốt, cao độ của các nốt phải đúng (nếu các bạn có thiết bị đo nốt nhạc) thì nên mang theo, đàn chất lượng càng tốt thì cao độ của các nốt càng chuẩn (đàn chất lượng kém thông thường âm thanh chỉ đúng ở dây buông, hoặc vài khuông đầu, khi lên các khuông cao hơn thường cao độ sẽ bị sai lệch ít nhiều). Âm thanh nghe có "bự" hay không cũng rất quan trọng, cái này bạn cứ thử cây nào mắc mắc ở đó so sánh với cây bạn muốn mua là sẽ thấy sự khác biệt ngay, đừng nên lựa giá quanh quẩn mức giá mà bạn muốn mua, vì chất lượng thực sự cũng không khác nhau nhiều lắm.

Ngoài ra bạn cũng cần phải quan tâm một số đặc điểm kỹ thuật khác như khóa đàn (bộ phận chỉnh dây đàn) có dễ vặn không, dây đàn cách mặt đàn xa không, dây đàn là loại gì, ngựa đàn làm bằng gì, hoa văn trang trí trên cây đàn, chất liệu sơn,...). Về chất liệu gỗ, do đặc tính của ván ép rất nhẹ, nên khi bạn cầm cây đàn lên là có thể biết được chất liệu gỗ là gì. 

Tóm lại, thứ nhất bạn nên xác định rõ thể loại bạn muốn theo đuổi. Thứ hai, bạn nên tập trung vào âm thanh của cây đàn (cao độ, độ ngân, độ lớn, độ căng cứng của cây đàn...). Thứ ba, chất liệu gỗ và vẻ ngoài của cây đàn xem bạn có thích không :).

Phan loai dan guitar

Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn guitar cũng có những cải biến đáng kể.

Xét theo dòng nhạc, ghi-ta được phân chia thành 2 dòng chính thống: guitar cổ điển và guitar nhạc nhẹ. Guitar cổ điển thường là đàn gỗ, có 6 dây, đôi khi được thiết kế thành 12 dây. Trong nhạc nhẹ, có nhiều thể loại phong phú hơn nên người ta cũng đồng thời chia guitar thành các dòng như ghi-ta flamenco, jazz hay rock.
 

Xét về cấu tạo, đàn ghi-ta được chia thành ghi-ta điện, ghi-ta Hawaii, ghi-ta phím lõm, ghi-ta đệm (bass), ghi-ta hai cần, ghi-ta 4 dây, 7 dây, 12 dây. Nhưng thông thường ghi-ta được chia làm 2 nhóm lớn: ghi-ta thùng (acoustic guitar) và ghi-ta điện (electric guitar).
 

Ghi-ta thùng (acoustic guitar)
 

Ghi-ta thùng đã thâm nhập vào rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Bên cạnh vai trò là những nhà solo tuyệt vời, acoustic cũng đã hòa nhập rất hài hòa với các dụng cụ âm nhạc khác.
 

Ghi-ta acoustic về cơ bản là nhạc cụ không dùng điện, khối lượng nhẹ, thường được làm chủ yếu từ gỗ, dễ mang theo khi di chuyển. Dây đàn được làm chủ yếu từ dây sắt hoặc dây nilon. Trái với Ghi-ta điện, cây đàn ghi-ta thùng không sử dụng một thiết bị tăng âm nào gắn vào cây đàn, trái lại nó sử dụng một miếng gỗ tăng âm gắn vào phía trước thân đàn. Vì vậy, so với các nhạc cụ khác trong một dàn nhạc giao hưởng, âm thanh của cây ghi-ta thùng thường nhỏ hơn và vi vậy khi ghi-ta được chơi chung trong các dàn nhạc, nó thường được gắn thêm các bộ phận cảm ứng từ dùng để khuếch đại âm thanh (gọi là pick-up). Các ghi-ta acoustic hiện nay sử dụng rất nhiều loại pick-up khác nhau để các nhạc công có thể dễ dàng điều chỉnh âm lượng của ghi-ta.
 

Đàn ghi-ta aucostic có khả năng trình diễn ở nhiều thể loại nhạc khác nhau từ nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc jazz cho đến flamenco với tính biểu cảm tuyệt vời.
 
Ghi-ta acoustic thuờng có:

  • phím đàn hẹp hơn guitar classic
  • thùng đàn hơi mỏng hơn classic, phía trên thường có một miếng hình khuyết để trang trí và tránh làm xướt thùng đàn khi đánh miếng gảy
  • Một số cây, ở mặt bên trên của thùng đàn còn có chổ để móc dây thiết kế sẵn để móc dây đeo vào đứng đánh
Ta có thể chia ghi-ta thùng ra thành nhiều nhóm lớn: ghi-ta cổ điển và ghi-ta flamenco; ghi-ta dây thép với phần đầu phẳng (còn gọi là ghi-ta folk); ghi-ta 12 dây; ghi-ta đầu vòm. Ghi-ta thùng còn bao hàm một số loại ghi-ta không gắn các bộ phận tăng âm và dùng trong một số trường hợp như loại ghi-ta thùng để đánh đệm trong các ban nhạc, chúng có cùng tông với loại ghi-ta điện cùng dùng để đánh đệm.
Một số biến thể của ghi-ta acoustic:

  • Phiên bản đầu tiên của ghi-ta aucostic là cây đàn guitar cổ điển (classical guitar)
  • Đàn dây kim loại: được tạo vào khoảng thế kỉ 19. So với dây đàn của ghi-ta cổ điển, điểm khác biệt lớn nhất là nó được căng dây kim loại và đôi khi thùng đàn to hơn. Cùng với ghi-ta điện (electric guitar), nó đã trở thành một nhạc cụ cốt lõi trong nhạc pop.
  • Resonator guitar: có thân đàn thường được làm từ kim loại. Cách làm này giúp nâng cao âm thanh để chơi trong dàn nhạc giao hưởng và thính phòng. Nó ra đời ở vùng trung tâm phía Bắc Mĩ vào khoảng thập niên 1920 và thập niên 1930.
  • Đàn 12 dây: có số dây đàn là 12, gấp đôi một cây đàn bình thường. Cứ mỗi cặp 2 dây sẽ thể hiện một cao độ. Với cây đàn này một nghệ sĩ có thể thể hiện như 2 người đang cùng chơi. Do tính chất 2 dây/1 cao độ, tính cộng hưởng là rất cao nên có ảnh hưởng rất rõ ràng và tích cực tới người nghe.
  • Ghi-ta Torres: được coi là bậc tiền bối trong dòng acoustic guitar hiện đại. Nó có thân đàn to hơn một chút và rất giống cây đàn ghi-ta cổ điển.
  • Ngoài ra, ở Việt Nam thì quen chơi đàn thùng. Đàn thùng thì cũng tương tự như đàn cổ điển, có cái thân rỗng và có lỗ âm thanh. Dây thì thường là sắt bao đồng, dây cứng hơn loại nylon, và dây đàn được giữ trên mình đàn bằng sáu cái chốt nhựa hoặc kim loại, chứ không cột lại như đàn nylon.

Ghi-ta Ba-rốc (Baroque) và ghi-ta Phục Hưng (Renaissance)


Tiền thân của ghi-ta hiện đại. So với ghi-ta cổ điển, nó nhỏ và thanh tú hơn, và âm thanh phát ra cũng nhỏ hơn. Nó có dây đạt thành cặp như ghi-ta 12 dây, nhưng chỉ có 3-4 cặp, khác với ghi-ta 12 dây có 6 cặp ứng với đủ 12 dây. Ghi-ta Ba-rốc được dùng để đánh đệm cũng như đánh đơn, và thường được thấy trong các buổi biễu diễn âm nhạc vào thời kỳ sớm của lịch sử âm nhạc (500-1760 SCN) (
Instrucción de Música sobre la Guitarra Española của Gaspar Sanz xuất bản vào năm 1674 bao gồm rất nhiều bài ghi-ta đánh đơn trong thời kỳ đó). Trong khi ghi-ta Ba-rốc có thân đàng phẳng thì ghi-ta Phục Hưng được trang trí rất cầu kỳ với những lớp gổ và ngà voi trang trí trên khắp thân và cổ đàn, và một paper-cutout inverted "bánh cưới" phía trong lổ thân đàn.


Ghi-ta cổ điển (Classical guitar)
 

Nhạc cụ này được chế tạo từ một bản thiết kế vào khoảng 150 năm trước đây. Nó là loại đàn acoustic guitar có 6 dây (thường làm bằng nilon), âm thanh phát ra nghe êm dịu. Nhạc cụ này có thể được dùng trong rất nhiều loại thể loại nhạc khác nhau: từ nhạc Tây Ban nha, folk, jazz cho tới nhạc độc tấu và hòa tấu và thường được chơi khi nhạc công ngồi tại một vị trí cố định.
 

Classical guitar thuộc bộ dây, âm vực rộng khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ nhiều loại gỗ khác nhau, có chiều dài xấp xỉ 1 m. Nhạc cụ này phát triển từ thời Trung cổ. Thời kỳ đầu, nó xuất hiện ở Tây Ban Nha và Ý, giai đoạn ấy nó có hình dáng nhỏ gọn hơn loại classical guitar ngày nay.
 

Hiện nay, các loại ghi-ta cổ điển sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng Niibori Guitar được phân loại như sau:
 

  • Ghi-ta sopranino hay ghi-ta piccolo, với quãng tám và quãng năm cao hơn bình thường một chút.
  • Ghi-ta soprano, với quãng tám cao hơn bình thường.
  • Ghi-ta alto, với quãng năm cao hơn bình thường.
  • Ghi-ta chính (ghi-ta cổ điển nguyên mẫu).
  • Ghi-ta đệm Niibori, với quãng bốn thấp hơn bình thường. Niibori thường chỉ đơn giản gọi đó là "ghi-ta đệm", mặc dù ghi-ta đệm của Niibori khác với các loại ghi-ta đệm thông thường.
  • Ghi-ta contrabass ,với quãng tám thấp hơn bình thường.

Ghi-ta 12 dây


Là loại đàn guitar 12 dây, nhiều gấp đôi số lượng dây của loại ghi-ta acoustic chuẩn mực. Nói cách khác, nó là loại guitar có 6 cặp dây dựa theo loại guitar thông thường: cặp dây số 1 là nốt Mi; cặp số 2 là nốt Si; cặp số 3 là nốt Sol; cặp số 4 là nốt Rê; cặp số 5 là nốt La và cặp số 6 là nốt Mi (thấp hơn nốt Mi của cặp dây số 1 đúng 2 quãng tám).
 

Twelve string guitar thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Đầu thế kỷ 19, người ta đã gắn thêm volume để nhạc cụ này tăng thêm cường độ âm thanh. Trong ban nhạc, nhiệm vụ của guitar 12 dây là đệm hợp âm giữ nhịp. Nó phát ra âm thanh khá "chói tai" như thể có 2 cây guitar cùng được sử dụng một lúc.
 


Ghi-ta Torres
 

Nhạc cụ này là kẻ tiền nhiệm của loại acoustic guitar hiện đại. Nó có những thiết bị tăng âm nằm trong khuôn đúc hình nan quạt ở cạnh dưới của mặt thân đàn. Những thiết bị này giúp âm thanh phát ra lớn hơn.
 

Torres guitar thuộc bộ dây, âm vực rộng 3,5 quãng tám, tổng chiều dài 81cm. Thân đàn bằng gỗ với 6 dây ruột mèo (gut). Trước năm 1852, nghệ nhân Tây Ban Nha Antonio de Torres Jurrado đã chế tạo ra nhạc cụ này, do đó nó được đặt tên là Torres guitar, một loại nhạc cụ đã trở thành chuẩn mực cho loại classical guitar hiện đại. Torres guitar lớn hơn những loại guitar trước đấy, đặc biệt là ở phần thân đàn. Về sau, người ta đã tái cấu trúc phần bên trong thân đàn để âm thanh vang lớn hơn nữa.
 


Ghi-ta Hawaii
 

Guitar Hawaii có 6 dây nhưng không có phím. Người chơi dùng một thanh (khối) kim loại (bằng đồng, thép không rỉ...) ở tay trái chặn trên cần đàn để tạo nên các phím. Độ dài ngắn của đoạn dây đàn bị chặn sẽ tạo ra các nốt. Guitar Hawaii chơi rất nhiều bồi âm, có rất nhiều bồi âm vì độ dài dây đàn có thể thay đổi được, và các bồi âm ấy du dương hơn tiếng guitar thông thường.
 

Tay phải để gẩy có 1 bộ 4 móng (tương tự móng của người chơi đàn tranh) lắp vào 4 ngón: cái, trỏ, giữa, nhẫn.
 

Dây của Guitar Hawaii là dây trơn, không có vỏ bọc cả 6 dây. 6 dây này cũng không được lên theo các nốt mi, la, rê, sol, si, mi như đàn guitar Tây Ban Nha.
 

Người chơi khi diễn tấu thì đặt đàn trên đùi. (Gần giống tư thế của những người chơi đàn tranh hoặc đàn tam thập lục).
 

Ở Việt Nam, nghệ sỹ chơi guitar Hawaii nổi tiếng là Đoàn Chuẩn, Từ Linh.
 


Ghi-ta pedal thép
 

Đây cũng là một loại Hawaiian guitar. Nhạc cụ này không có thân đàn, nhưng lại có 2 cần đàn (mỗi cần 10 dây) được đóng khung trên một bàn phím. Pedal steel guitar là loại đàn có nhiều bàn đạp để chỉnh độ cao của các dây. Để tạo ra những nốt riêng lẻ và các hợp âm, người ta khảy dây và dùng một thanh thép hoặc một ống lướt nhẹ dọc theo chiều dài của dây.
 

Pedal steel guitar có âm vực rộng 6 quãng tám, thân đàn và chân thẳng đứng bằng gỗ hoặc kim loại. Nhạc cụ này cao 23cm, dài từ 71 đến 91cm. Vào khoảng năm 1830, người ta mang loại đàn này từ Mexico đến Hawaii, thế rồi nhạc cụ này phát triển mạnh và trở thành vật đặc trưng của cư dân đảo Hawaii từ thập niên 1940. Joseph Kekuku (nghệ sĩ Hawaii) là người đầu tiên đã dùng một vật gì đó lướt dọc theo chiều dài của dây trong lúc khảy đàn để tạo ra âm thanh "nhão". Sau đó, người ta mới sử dụng một thanh thép hoặc một ống để thay thế dụng cụ này.
 

Một trong những kỹ thuật phổ biến khi chơi pedal steel guitar là sử dụng các bàn đạp và đòn bẩy đầu gối để thay đổi độ cao thấp, tạo ra những âm thanh luyến láy.
 


Ghi-ta điện đầu vòm
 

Là loại đàn ghi-ta đầu vòm truyền thống đã được cải tiến vào cuối thập niên 1930. Electric archtop guitar thuộc bộ dây, có âm vực rộng trên 3 quãng tám, thân đàn làm bằng gỗ với 6 dây đàn kim loại. Nhạc cụ này rất thông dụng đối với những nhạc sĩ chơi nhạc Jazz. Trong thập niên 1940, electric archtop guitar được cải tiến khá nhiều, kết hợp thêm một cutaway, những bộ cảm ứng âm thanh và một công tắc chọn độ rung âm thanh (
 selector switch). Loại đàn này phát ra tiếng êm dịu và ấm. Nếu gắn thêm những thiết bị điện tử khác, người ta có thể chơi những nốt riêng lẻ hay tạo thành giai điệu hoặc độc tấu.

Electric archtop guitar là nhạc cụ gợi ý cho sự phát triển loại guitar điện tử có thân đàn rắn đặc ngày nay.
 


Guitar phím lõm
 

Lục huyền cầm hay ghi-ta Việt Nam, guitar phím lõm, ghi-ta vọng cổ hoặc ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn ghi-ta (
guitare espagnole moderne) do các nghệ sỹ cải lương Việt Nam sáng tạo ra. Từ cây đàn guitar 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.

Khi dùng chơi nhạc cổ, guitar phím lõm không dùng dây 6.
 

Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (
pentatonic).

Guitar phím lõm đuợc chủ yếu chơi trong giàn nhạc của cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.
 


Ghi-ta điện
 

 

Guitar điện
 

Guitar điện, về cấu tạo cơ bản, vẫn giống guitar cổ điển. Gồm 3 phần chính: đầu (machine head), cần (neck) và thân (body).

Điểm khác biệt chủ yếu của guitar điện nằm ở phần thân đàn. Guitar điện có thân đàn đặc và phẳng. Vì không có thân đàn rỗng, guitar điện được khuếch âm bằng những bộ phận cảm ứng từ (
pick-up) nối với các cuộn cảm ứng quấn quanh các lõi (bobbin) đặt chìm trong thân đàn. Mỗi cây guitar điện có thể có từ 1 đến 3 pick-up. Trên thân đàn còn có 2 núm điều chỉnh âm lượng và âm sắc (tone) và lỗ để cắm dây dẫn (jack) đến ampli. So với đàn gỗ, dây đàn điện có khuynh hướng mỏng và dẻo hơn.

Ngoài ra, cần của guitar điện thường có 26 - 28 ngăn, khuynh hướng thường nhỏ dần từ đầu đàn đến thân đàn.
 

Guitar điện thuộc bộ dây, âm vực thấp hơn hoặc bằng 4 quãng tám. Nó là sản phẩm tổng hợp từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của đàn từ 97 cm đến 102 cm.
 

Ở Mỹ, người ta đã nhiều lần thử nghiệm nhạc cụ này từ thập niên 1920 đến thập niên 1930. Ban đầu, nó là nhạc cụ acoustic gắn bộ khuếch âm ở thân đàn. Đến đầu thập niên 1950, Paul Bigsby và sau đó là Leo Fender đã cải tiến thành đàn guitar rắn đặc với hình dạng như ngày nay ta thường thấy.
 

Guitar điện thường được diễn tấu chủ yếu theo phong cách nhạc nhẹ. Tùy vào từng thể loại, từng dòng nhạc mà guitar điện được chế tạo theo những nét riêng biệt một cách phù hợp nhất.
 

Với người chơi jazz, blues, cây đàn được ưa chuộng là đàn có hai pick-ups kép (
double-coiled pick-ups) tạo ra âm sắc trầm ấm (humbuckle tone). Hoặc với các rocker, cây guitar có 3 pick-ups đơn (single-coiled pick-ups) tạo nên âm sắc sắc lạnh đặc trưng luôn là lựa chọn số 1.


Ghi-ta điện Les Paul
 

Nhạc cụ này xuất hiện vào năm 1952. Người ta đã lấy tên của Les Paul, một guitarist (nhạc công ghi-ta) nổi tiếng cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, để đặt tên cho loại đàn này. Những mẫu thiết kế đầu tiên của nhạc cụ này do hãng Gibson sản xuất vào đầu thập niên 1950. Tuy nhiên, trong thời kỳ ấy, nhạc cụ này chưa được phổ biến rộng rãi nên ít người mua, vì thế hãng Gibson tạm ngưng sản xuất vào năm 1960. Đến giữa thập niên 1960, nhờ sự chuyển động mạnh của dòng nhạc pop rock nên nhạc cụ này được phục hồi và trở nên chuẩn mực cho tới ngày nay.
 

Ghi-ta điện Les Paul thuộc bộ dây, âm vực rộng trên 3 quãng tám, làm từ gỗ và có 6 dây đàn bằng kim loại. Nhạc cụ này dài từ 97 đến 102 cm.
 


Ghi-ta resonator, rsophobic hay dobro
 

Là loại đàn aucostic guitar có những đĩa nhôm hình nón gắn bên trong thân đàn để khuếch đại âm thanh. Nhạc cụ này phát ra âm thanh đủ lớn để nghe trong những buổi hòa nhạc trực tiếp mà không cần ampli. Resonator guitar và những loại đàn có gắn thiết bị khuếch âm khác như Dobros và Naitionals xuất hiện lần đầu tiên trong thập niên 1930. Người ta sử dụng các nhạc cụ này trong những ban nhạc khiêu vũ, nhạc Jazz và Blue.
 

Loại đàn này thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Thân đàn làm bằng gỗ, plastic hoặc kim loại. Chiều dài của nhạc cụ này từ 1,02 đến 1,07 m.
 


Ghi-ta đệm
 

Guitar đệm có nguồn gốc từ cây đàn contrabass, chịu trách nhiệm bè trầm, nối kết giữa trống và guitar lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh.
 

Dựa trên hình mẫu của cây guitar điện, người ta bắt đầu tạo ra cây guitar bass gồm 4 dây (E, A, D, G) bằng kim loại, cần đàn được chia thành các ngăn (từ 22-24 ngăn) với thùng đàn đặc và bộ phận khuyếch âm. Đến năm 1967 thì cây guitar bass 5 dây và 6 dây cũng ra đời và, cho đến nay, đã có loại guitar bass 7 dây. Tuy nhiên về cấu tạo thì hầu như không có gì thay đổi nữa. Bass điện cũng sử dụng nhứng đồ nghề giống như guitar điện.
 

Guitar bass có âm vực thấp hơn guitar điện. Nhạc cụ này có hai vai trò quan trọng trong dàn nhạc: phát ra những nốt trầm để hỗ trợ giai điệu chính, và cùng với trống, nó giữ nhịp để giúp những nhạc cụ khác chơi đúng nhịp điệu chung của ban nhạc.
 
Guitar bass thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Nhạc cụ này có chiều dài 1,1 m, được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp như gỗ, kim loại và plastic. Guitar bass do Leo Fender thiết kế lần đầu vào năm 1951. Người ta có thể tạo ra những âm thanh khác nhau cho từng nốt trên nhạc cụ này bằng cách sử dụng ampli, fuzz box, hệ thống echo và nhiều loại thiết bị nhỏ khác.

Ngày nay, cây guitar bass 4 dây xuất hiện phổ biến ở các dòng nhạc jazz, blues, rock và bán cổ điển.
 


Guitar bass không ngăn phím
 

Guitar bass không ngăn phím (
fretless bass guitar) xuất hiện từ thập niên 1970, được sử dụng rộng rãi như loại đàn double bass truyền thống. Nhạc cụ này cho phép bạn lướt nhẹ qua các nốt để thay đổi độ cao thấp của âm thanh. Guitar bass không ngăn phím phát ra âm thanh phong phú, rất thông dụng với những nhạc công chơi thể loại jazz và rock fusion.

Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của nó từ 1,1 đến 1,2 m.
 


Ghi-ta đệm Streinberger
 

Về cơ bản, Streinberger bass guitar được thiết kế khác biệt so với bất kỳ loại guitar nào. Thân đàn thường được làm bằng plastic dầy, rắn chắn hơn gỗ của loại đàn bass truyền thống. Nó phát ra âm thanh thô cứng, rõ ràng. Thân đàn rỗng và nhỏ, chứa những thiết bị điện tử mà ampli và bộ khuếch âm cho phép tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau.
 

Streinberger bass guitar thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám. Để chế tạo nhạc cụ này, người ta sử dụng nhựa aboxit gia cố với carbon và sợi thủy ngân (một loại than chì). Đây là những chất liệu mới nhất mà Ned Steinberger dùng để chế tạo nhạc cụ này vào đầu thập niên 1980. Theo các chuyên gia, loại than chì để làm đàn này đặc gấp 2 lần và cứng hơn 10 lần so với gỗ và lại bền và nhẹ hơn thép.

Lich su dan guitar (phan 2)


Đàn guitar vào Việt Nam từ bao giờ? Bằng những con đường nào? Cho đến nay khó có ai có thể trả lời cho thật chính xác. Có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chắc chắn không ngoài con đường du nhập của âm nhạc châu Âu vào Việt Nam. Có thể do các cố đạo Tây Ban Nha đưa vào từ đầu thế kỷ XIX; có thể theo các ban nhạc Phillipines, Malaysia đến chơi đàn ở các tiệm rượu vào những năm 20 của thế kỷ XX; có thể do những nghệ sĩ guitar nước ngoài đến kiếm sống ở Việt Nam; cũng có thể có những người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu đi qua Pháp mang về. theo ý kiến nhiều người thì từ cuối những năm 1920 mới lác đác có người Việt Nam cầm đàn guitar. 

Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ này, thầy Sáu Tiên ở Rạch Giá (Nam Bộ) sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng đã chọn cây đàn guitar, khoét lõm các phím đàn và lên dây theo hệ thống âm giai ngũ cung (Vietnamese traditional pentatonic) "Líu, Xề, Líu Hò, Lìu" để đàn các bài bản cải lương. Có thể nói các nghệ sĩ cải lương là những nghệ sĩ guitar đầu tiên của Việt Nam. Cây đàn guitar phím lõm quả là một sáng tạo riêng của người Việt Nam, bổ sung cho họ hàng guitar một dòng mới: guitar cải lương. Dòng guitar này rất phổ biến trong nhạc tài tử Nam Bộ trước 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như Tư Chơi, Ba Kéo, Bây Cây, Chín Hòa, Phùng Há, Năm Phỉ, Văn Vĩ... Cũng là điều thú vị khi sau này một rock guitarist nổi tiếng người Thụy Điển thuộc hạng thượng thừa (virtuoso) vào thập niên 1980 là Yngwie J. Malmsteen cũng khoét lõm các phím đàn guitar điện của mình để tạo ra những âm sắc lạ. 

Vào những năm 30, số người chơi guitar theo lối tân nhạc đã dần dần nhiều lên. Bên cạnh những người nước ngoài như Benito (người Phillipines),Nàn Hếnh, hay còn gọi là William Chấn (người Hoa) đã thấy xuất hiện những tên tuổi Việt Nam như Phan Văn trường, Canh Thân, Đỗ Chí Khang, Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước.. Con đường đi đến với nghệ thuật guitar của các nghệ sĩ Việt Nam quả là gian khổ: học qua người nước ngoài, tự học theo sách, học mót và học lóm. Không có gì ngạc nhiên khi thấy việc trình tấu đàn guitar thời kỳ này khá hỗn độn. Phổ biến nhất là đàn Hạ Uy cầm (hawaiian guitar), rồi đến guitar đệm cho nhạc nhẹ, họa hoằn lắm mới có người chơi độc tấụ Thời kỳ này phổ biến dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: hawaiian guitar, guitar 6 dây, contrabass, và Ukulele, chơi hòa tấu trong các phòng trà hoặc quán bar. mãi đến cuối những năm 40 mới có Đỗ Chí Khang, Dương Thiệu Tước, Phạm Ngữ, Tạ Tấn... là 2 những người đầu tiên đi sâu vào nghệ thuật độc tấu. Đàn guitar khá thịnh hành trong giới sinh viên học sinh. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều hiệu làm đàn guitar làm ăn phát đạt ở Hà Nội như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ Tấn... Theo ý kiến một số người, cây đàn guitar đầu tiên ở Việt Nam do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) làm ra năm 1932. 

Khi cuộc chiến tại Việt Nam bùng nổ giai đoạn 1945-1954, cây đàn guitar với những ưu điểm có một không hai của nó đã trở thành người bạn đường thân thiết của các nhạc sĩ kháng chiến. Ta thấy xuất hiện nhiều tác giả đồng thời là người đệm guitar rất giỏi như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Ký, Hoàng Vân, Trọng Bằng, Văn Chung, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tí... Đàn guitar hầu như là nhạc cụ chính mà các nhạc sĩ dùng để sáng tác. 

Năm 1954, đất nước bị chia cắt vì Hiệp định Geneva thì nghệ thuật guitar Việt Nam cũng tạm thời bị chia cắt theo. Ở miền Bắc, Trường âm nhạc Việt Nam khai giảng niên khóa đầu tiên năm 1956 đã có bộ môn guitar dưới quyền chủ nhiệm của Phạm Ngữ. Từ đó phong trào chơi guitar bắt đầu phát triển mạnh ở miền Bắc. Các tác giả Lê Yên, Tạ Tấn, Phạm Ngữ, Đức Minh, Tạ Bắc... đã cho xuất bản nhiều sách giáo khoa và nhạc phẩm có giá trị cho cây đàn guitar. Nhạc phẩm soạn cho đàn guitar vào thời kỳ này phần lớn là chuyển soạn (arrangement) từ các ca khúc Việt Nam nổi tiếng hay biến tấu (variation) trên các làn điệu dân ca. Nguồn tiếp xúc với nhạc guitar cổ điển Tây Phương chủ yếu là qua các sách và băng đĩa nhạc guitar do Liên Xô (cũ) và Đông Âu viện trơ.. Năm 1963, nghệ sĩ guitar Tạ Tấn đoạt huy chương vàng tai Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc với bài độc tấu "Lưu thủy". Các lớp dạy guitar được tổ chức tại hầu hết các nhà nghệ thuật quần chúng. Buổi trình diễn guitar độc tấu đầu tiên ra mắt công chúng tại Hà Nội năm 1973 đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Bên cạnh các bậc đàn anh đã xuất hiện tên tuổi các nghệ sĩ lớp trẻ hơn như Hải Thoại, Đỗ Trường Giang, Vũ Bảo Lâm, Quang Khôi, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Ti.., Nguyễn Quang Tôn, vv.... Nhưng có lẽ nghệ sĩ guitar đáng chú ý nhất ở miền Bắc trong giai đoạn này lại là Văn Vượng ? một nghệ sĩ bị khiếm thị từ nhỏ và tự học đàn guitar qua tai nghe nhưng đã chuyển soạn nhiều tác phẩm có giá trị cho cây đàn 6 dây nàỵ 

Xét cho công bằng, do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu bài bản và điều kiện tổ chức, thiếu cả sự liên hệ với nền nghệ thuật guitar thế giới, và thiếu cả nghệ sĩ guitar bậc thầy được đào tạo chính quy nên nghệ thuật guitar ở miền Bắc lúc đó phát triển chậm và không đều. 

Ở miền Nam, đàn guitar phát triển có phần thuận lợi hơn. Những lần viếng tham và trình diễn tại Sài Gòn của các nghệ sĩ guitar tên tuổi thế giới như Siegfried Behrend, Julian Bream, Alice Artzt, vv... đã tạo điều kiện cho các nghệ sĩ guitar ở đây tiếp xúc với nền nghệ thuật guitar thế giớị Đàn guitar được đưa vào chương trình giảng dạy của 2 trường Quốc gia Âm nhạc Huế và Sài Gòn từ 1956. Từ chỗ phổ biến trong các phòng trà, đã có nhiều nghệ sĩ đi vào nghệ thuật độc tấụ Các dòng guitar cùng song song phát triển và cũng xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật: về guitar cổ điển có Đỗ Đình Phương, Trương Huệ Mẫn, Võ Tá Hân, Lê Xuân Cảnh, Phùng Tuấn Vũ..., về guitar flamenco có Hoàng Bửu, Trần Văn Phú,. ... về guitar jazz có Hoàng Liêm, Văn Trổ, Văn Tài, Sĩ Thanh... 

Sau 1975, các nghệ sĩ guitar hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật cho nhaụ. Nghệ thuật guitar đã có cơ sở vững vàng để phát triển. Và một ghi nhận xứng đáng phải dành cho công lao xây dựng phong trào guitar của Nhà văn hóa quận Phú Nhuận. Chính từ những cuộc biểu diễn khá đều đặn trong những năm 1980 tại thính phòng nhỏ của Nhà văn hóa này mà công chúng yêu nhạc cổ điển Sài Gòn đã quen thuộc với một loạt tên tuổi mới của làng guitar như Phạm Quang Huy, Châu Đăng Khoa, Nguyễn Thái Cường, Huỳnh Hữu Đoan, Dương Kim Dũng,... có cả những nghệ sĩ nữ tài năng như Ngô Thị Minh, Nguyễn Thị Phi Loan... 

Thập niên 1980 cũng có thể nói là giai đoạn chín mùi về tài năng và đỉnh cao về nghệ thuật của Phùng Tuấn Vũ nghệ sĩ guitar hàng đầu Việt Nam và là người góp phần đào tạo hàng loạt tên tuổi mới của guitar Việt Nam sau nàỵ Trong khi đó, ở Hà Nội cũng xuất hiện những tài năng mới đầy triển vọng như Đặng Ngọc Long, Phan Đình Tân, Phạm Văn Phương, Nguyễn Lan Anh... Trong số những cái tên vừa kể, Đặng Ngọc Long được đi tu nghiệp về guitar ở Đông Đức. Anh chính là guitarist đầu tiên của Việt Nam được theo học tại một quốc gia có nền nghệ thuật guitar phát triển. 

Nhưng từ 1990, làn gió kinh tế thị trường đã phần nào làm mai một lòng say mê âm nhạc guitar cổ điển của công chúng hâm mô.. Mặc dù các cuộc thi guitar toàn quốc bắt đầu được tổ chức quy mô, với sự hỗ trợ của những guitarist Việt Nam sống nước ngoài như anh Võ Tá Hân ở Singapore, giới guitar cổ điển hiện nay hầu như chỉ thu gọn trong giới học sinh và sinh viên nhạc viện. Những tên tuổi đã thành danh không thể sống chuyên nghiệp với tiếng đàn của mình vì không có điều kiện trình diễn hay ghi âm thu băng đĩạ . Một số may mắn sống được nhờ dạy đàn guitar tại nhạc viện và tại tư giạ. Số khác phải chuyển sang chơi nhạc nhẹ ở các quán bar hay nhà hàng. Một số không nhỏ rời Việt Nam sang định cư ở nước ngoài như Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Trí Toàn, Mai Công Kiều, Huỳnh Hữu Đoan... nhưng trong số những người này thì hầu như không còn ai đeo đuổi guitar. Phải chăng guitar cổ điển Việt Nam hiện chỉ còn là một tình yêu âm ỉ trong lòng chúng ta như một mối tình đầu đời tuyệt đẹp nhưng dang dở?

Lich su cay dan guitar


Tóm tắt lịch sử cây đàn guitar ( copy từ bản dịch của GXR trong box Dịch thuật)

Lịch sử sơ khởi về cây đàn guitar rất mơ hồ . Và bởi không bao giờ có giới hạn cho trí tưởng tượng cùng sự lãng mạn nên tồn tại cùng lúc rất nhiều giả thuyết khác nhau . Thậm chí còn có truyền thuyết về một chiếc mai rùa còn dính những sợi gân đã khô cứng được một vị thần Ai Cập tìm thấy trên bờ biển . Những ngón tay thần linh chạm vào những sợi gân rùa . Âm nhạc thần thánh tuôn trào trên nhạc cụ bộ dây đầu tiên ...

Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk ( thuộc bán đảo Anatolie ) có niên đại 1400 trước Công nguyên .

Một pho tượng đá niên đại 400 trước Công nguyên tìm thấy ở Athen ( Hy Lạp ) mô tả hình ảnh một người phụ nữ kiều diễm ôm trong tay một cây đàn . Điều đáng chú ý là tư thế pho tượng rất trùng khớp với tư thế các guitarist ngày nay .

Cây đàn guitar - tất nhiên vẫn trong hình dáng của các thế hệ đàn dây trước đó - di chuyển dần tới Tây Ban Nha , nơi nó tìm thấy quê hương đích thực . Vào khoảng thế kỷ thứ 12 xuất hiện những " Chitarras Latinas " đầu tiên .

Khoảng thế kỷ thứ 15 Vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn guitar . Mặc dù chỉ còn rất ít tiêu bản đàn Vihuela được lưu giữ đến ngày nay nhưng những bản nhạc soạn cho đàn Vihuela đều có thể được chơi trên cây guitar . Độ hoàn thiện của những bản nhạc này cho thấy các nhạc công Vihuela thực sự là những nghệ sĩ lớn .

Những cây đàn guitar đầu tiên được làm tại Ý mang những đặc trưng cơ bản nhất cho một cây guitar với hộp đàn hình số 8 ( ngày nay hộp đàn có xu hướng ngắn hơn ) , 1 lỗ thoát âm duy nhất , 1 cần đàn và các khóa . Cây đàn guitar thời đó thường có 4 dây đôi ( dây kép như Măng - đô - lin ) và 1 dây đơn . Nghệ nhân chuyên làm vĩ cầm Stradivari cũng chế tạo những nhạc cụ như vậy .

Nửa cuối thế kỷ thứ 19 những cây đàn guitar hoàn hảo nhất đã ra đời dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres ( 1817 - 1892 ; sinh trưởng tại San Sebastian de Almeria ) . Chỉ riêng với vẻ bề ngoài đơn giản mà vô cùng thanh thoát cây đàn của Torres đã bộc lộ tất cả những phẩm chất tuyệt vời nhất . Torres mang lại cho cây guitar tỉ lệ cân xứng mà chúng ta đều biết . Phía bên trong thùng đàn , Torres thiết kế 1 hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống . Ông phân chia chúng theo một tỉ lệ chuẩn tới mức tất cả những thử nghiệm về sau này nhằm cải thiện tỉ lệ cũng như kiểu dáng cây guitar đều không thể vượt qua . Torres cũng là người tìm ra độ dài lý tưởng cho các dây đàn : 65 cm . Tất cả những phát kiến này đều gần như hoàn toàn dựa vào trực cảm trong quá trình mày mò tự học , tự làm .

Những cây đàn guitar của Torres được biết đến trước hết bởi chất lượng âm thanh tuyệt vời , mượt mà mà vẫn đầy sức mạnh , cùng với tiếng ngân rất êm và sâu . Nhiều thợ làm đàn hiện đại trong suốt một thời gian dài đã thử nghiệm để chế tạo những cây đàn lớn hơn . Họ mở rộng các tỉ lệ , tăng chiều dài dây đàn lên tới 68 cm ... với mục đích nâng cao cường độ âm thanh của tiếng đàn . Nhưng kết quả lại trái ngược với mong muốn : những cây đàn như vậy quả thật có tiếng lớn hơn , với điều kiện người nghe ngồi thật gần người biểu diễn . Còn trong một phòng hòa nhạc lớn thì độ ngân của chúng không đủ lực để âm thanh tới được với những thính giả ngồi trong các góc xa , vốn là điểm ưu việt trên cây đàn của Torres .

Nói đến những nghệ nhân làm đàn guitar cổ điển nghĩa là nói đến hai tên tuổi Manuel Ramirez ( 1869 - 1920 ) và Herman Hause ( 1882 - 1952 ; người Đức ) , được xem là hai người kế nghiệp lừng lẫy của Torres . Nhưng sau khi Torres mất , Jose - Luis Romanillos mới chính là người học trò cần mẫn và tận tâm nhất của ông . Romanillos viết sách về tiểu sử của Torres , nghiên cứu cặn kẽ lại toàn bộ trước tác của thầy mình . NGhệ nhân làm đàn nổi tiếng ( cũng tự học ) người Thụy Sĩ Werner Schär là một trong những học trò của Romanillos . Những cây đàn do Schär chế tác có thể xem là những cây đàn duy nhất thậm chí đạt tới độ hoàn hảo hơn cả những cây đàn của Torres trong cả vẻ đẹp thẩm mĩ lẫn chất lượng âm thanh .

Trong lịch sử âm nhạc , một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của cây đàn guitar ở vào thời kỳ vua Ludwig XIV . Mọi tầng lớp trong xã hội , từ các bậc vương giả ( bản thân nhà vua cũng là một nghệ sĩ vô cùng tài hoa ) , cho tới những cô thôn nữ đều say mê guitar . Tuy nhiên cũng chính sự phổ cập này đã mang lại " tai họa " . Những bậc mệnh phụ cung đình không chịu được ý nghĩ rằng họ đang thưởng thức chung một thứ âm nhạc , chơi chung một thứ nhạc cụ với những kẻ hầu người hạ . Vậy là từ những nguyên xã hội cây đàn 6 dây rơi vào sự thất sủng . Suốt một thời kì dài những giai điệu guitar lôi cuốn kì diệu hoàn toàn vắng bóng trong chốn cung đình .

Nhưng cây đàn guitar không biến mất . Những người nông dân hiền lành , những người du mục lang thang vẫn thủy chung với nó . Trong cộng đồng nghèo ấy người ta vẫn chơi nhạc và nhảy múa , vẫn uống rượu và yêu đương , vẫn hội hè đình đám , không ngừng nghỉ , với cây đàn guitar .

Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân , họa sĩ Cavaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực , với những bức tranh tiêu biểu mô tả hình ảnh những cô nàng hầu gái rực rỡ và những anh chàng nông phu vâm vạp đang vui sướng reo hò nhảy nhót thường là xung quanh một cái bàn bị lật nghiêng với trái cây chín mọng , với rượu chảy thành vòi và những tay guitarist đang chơi đàn như điên dại ...

Sau đó cây đàn guitar bắt đầu thời kì chiếm lại đỉnh cao . Những tên tuổi như Fernando Carulli ( 1770 - 1841 ) , Fernando Sor ( 1778 - 1839 ) , Mauro Giuliani ( 1781 - 1829 ) hay Matteo Carcassi ( 1792 - 1853 ) , với những trước tác đã trở nên kinh điển , đã đưa guitar trở lại góp mặt trong các salon quý tộc .

Nhưng tới cuối thế kỉ XIX , guitar lại một lần nữa nhường ngôi vị độc tôn trong âm nhạc cao cấp . Thế vào vị trí đó là cây đàn piano .

Như đã nhắc đến , Torres là một nghệ nhân " thượng thừa " trong lĩnh vực làm đàn guitar . Sử dụng một cây đàn của Torres , guitarist vĩ đại nhất mọi thời đại Fransisco Tarrega ( 1852 - 1909 ) đã phát triển kỹ thuật guitar hiện đại . Ông là nghệ sĩ chỉ chơi guitar và là nhà soạn nhạc chỉ sáng tác cho guitar . Những tác phẩm của ông tận dụng mọi đặc tính và khả năng của cây đàn cũng như " bắt " nghệ sĩ biểu diễn thể hiện tất cả tài năng của anh ta . Mặc dù những tác phẩm của Tarrega luôn mang tính mô phạm nhưng với độ biểu cảm , sự tinh tế và cùng tính lãng mạn chúng không còn là những bài tập kĩ thuật đơn thuần mà đã thưc sự trở thành những báu vật âm nhạc .

Tarrega làm việc không ngừng nghỉ để trả lại cho cây đàn guitar vị trí của nó trong giàn nhạc giao hưởng . Vì mục đích này , bên cạnh việc soạn các tác phẩm mới , ông còn chuyển soạn cho cây đàn guitar rất nhiều những tác phẩm của Chopin , Schumann , Bach ...

Những kỹ thuật của Tarrega được truyền lại tới ngày nay nhờ vào học trò của ông , Miguel Llobet ( 1878 - 1937 ) . Nhà soạn nhạc Brasil Heitor Villa - Lobos ( 1887- 1959 ) được xem là người kế tục và phát triển sự nghiệp âm nhạc guitar cổ điển của Tarrega .

Mặc cho những biến thiên của lòng yêu mến chốn cung đình , cây đàn guitar vẫn luôn chiếm một vị trí xứng đáng trong lòng quần chúng lao động . Tại Tây Ban Nha guitar trở thành nhạc cụ được tôn vinh duy nhất trong dòng nhạc Flamenco với thứ âm nhạc ẩn chứa nỗi lòng thương nhớ quê hương , nỗi luyến tiếc quá khứ của những người tộc Mô- rơ . Biết bao thế hệ nghệ sĩ Flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này . Nhưng họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được " truyền khẩu " trong dân gian . Chỉ có duy nhất Ramon Montoya ( 1880 - 1942 ) đã đưa được Flamenco tới các phòng hòa nhạc, ví dụ như các buổi biểu diễn Flamenco tại Salle Pleyel, nơi được biết đến như một thánh địa của chỉ các buổi biểu diễn nhạc cổ điển . Bí quyết thành công của Ramon Montoya nằm ở sự hòa hợp được chất nhạc Flamenco thuần khiết với kỹ thuật guitar cổ điển .

Tuổi thơ Andres Segovia ( 1893 - 1987 ) được ru trong tiếng đàn guitar. Khi lớn lên , Segovia tiếp tục con đường mà Tarrega đã bắt đầu , cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc . Cũng cần nhấn mạnh rằng vị sứ giả nổi tiếng của cây đàn guitar này đã thành công cũng chỉ với sự tự học .

Sau Segovia bắt đầu xuất hiện 1 loạt các tay guitarist trẻ mà guitarist người Ý Emanuele Segre là đại diện xuất sắc cho " thế hệ mới " - thế hệ những gutarist hiện đại . Song song với sự phát triển của dòng guitar cổ điển chính thống còn tồn tại một chi nhánh guitar được phổ biến trong giới bình dân và 1 lần nữa dẫn tới sự lan tỏa mạnh mẽ của guitar ở thập kỉ 70 . Cây guitar gắn với phong trào Hippy thời này một mặt khiến guitar cổ điển bị thờ ơ , mặt khác , dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng điện khí hóa , lại đưa guitar trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong âm nhạc quần chúng . Một chi nhánh quan trọng trong đó là Jazz với guitarist huyền thoại Django Reinhard .